Ngồi thiền là một phương pháp tu tập quan trọng trong Phật giáo, từ trước đến nay đã có rất nhiều khái niệm khác nhau được đưa ra để định nghĩa về thiền, vậy thì thiền Phật giáo là gì? Bài viết dưới đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu về thiền Phật giáo để xem nó có gì thú vị và đặc biệt không nhé!
Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, con người có khá nhiều các mối quan tâm trong cuộc sống. Sau một ngày làm việc và học tập căng thẳng, ai cũng muốn được thư giãn, giải trí đầu óc; đa số mọi người sẽ giải tỏa bằng cách tìm đến những khu vui chơi giải trí, đi xem phim, nghe nhạc và điều này lại càng được phổ biến trong giới trẻ. Thế nhưng cũng có không ít bộ phận đã tìm đến một không gian yên tĩnh để chìm và bài thiền- không những vừa xả stress mà còn lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống. Nào chúng ta cùng đi sâu hơn vào thế giới của thiền để hiểu thiền Phật giáo là gì?
Ngồi thiền |
Hầu hết các tông phái và học phái Phật giáo đều dùng Thiền làm căn bản cho việc tu tập, tức là “phát triển, “tu dưỡng”, hay “trau dồi”.
Vậy thì ngồi thiền Phật giáo là gì, chúng ta có thể đúc kết lại như sau: Thiền Phật Giáo là một phương tiện phát triển tâm linh, nó đặc biệt chuyên về rèn luyện tâm, một hợp thể quan trọng nhất trong toàn thể con người. Nó nhằm mục đích không chỉ tạm thời giúp tâm tĩnh lặng, mà còn thanh lọc những phiền não trong tâm và những nhân tố tiêu cực như ái dục, tham, sân, tật đố, lo âu, trạo cử, và phóng dật. Nó nuôi dưỡng và hoàn thiện những đức tính tích cực và lành mạnh của tâm, như đức tính tự tin, lòng từ bi, trí tuệ, năng lực, chánh niệm, định và tuệ giác thấu suốt mọi sự đời.
Phật giáo dạy nhiều phương pháp hành thiền khác nhau, nhưng tất cả đều quy về hai loại là thiền định hay chỉ và thiền quán. Thiền định được biết đến trước khi đạo Phật ra đời trong khi đó thiền quán chính là một đóng góp của đạo Phật vào sự phong phú về tâm linh của thế giới.
Đã có câu trả lời cho thiền Phật giáo là gì, vậy mục đích của thiền trong đạo Phật như thế nào? Đó là gia tăng sự hiểu biết về những tiềm lực ẩn sâu bên trong tâm và giúp chúng ta tích cực hơn trong cuộc sống, làm tăng những phẩm cách đạo đức như lòng từ, lòng tốt, tính tự tin, trí tuệ, năng lực, tính kiên trì, tính quả quyết. Thiền còn khiến tâm được bình thản và tự tại, không còn bất an, xao động, sợ hãi, lo âu. Ngoài ra thiền Phật giáo còn giúp tâm tập trung và an định hơn, nên có thể giúp nâng cao hiệu quả trong công việc hằng ngày và trong sự thực hiện bổn phận và trách nhiệm mình.
Ngồi thiền rất quan trọng và đặc biệt bạn phải tu tập chăm chỉ trong một thời gian dài để có được cái tâm an lạc, giải thoát khỏi muộn phiền khổ đau.
0 nhận xét